Rửa tiền là gì? Hành vi rửa tiền sẽ bị xử lý như thế nào?

Rửa tiền là một thuật ngữ dùng để mô tả hoạt động tội phạm liên quan đến tiền bạc. Đây là một hành vi phi pháp vi phạm pháp luật được nhiều nước nghiêm cấm. Vậy bạn đã hiểu rửa tiền là gì? Hôm nay hãy cùng a2zepc.com tìm hiểu về hành vi rửa tiền và mức xử lý khi thực hiện hoạt động rửa tiền nhé!

I. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hành vi của một cá nhân, tổ chức nhằm chuyển đổi các khoản lợi nhuận, tài sản khác có được hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành tài sản được coi là hợp pháp.

Theo quy định của pháp luật thì rửa tiền được hiểu là:

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa số tiền do phạm tội mà có

(Khoản 1, Điều 4 Luật chống rửa tiền 2012).

Vậy những hành vi nào được xem là rửa tiền?

  • Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào giao dịch tài chính ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc không hợp tác của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
  • Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết có cơ sở do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh
  • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự hay quá trình của đồng tiền do người khác phạm tội mà có được.
  • Trợ giúp hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn tài sản.
  • Chiếm hữu tài sản tại thời điểm nhận tài sản biết rõ nguồn tài sản do phạm tội mà có.

Đối tượng rửa tiền là ai?

Theo quy định của pháp luật thì có thể xếp những đối tượng rửa tiền thành 3 nhóm:

  • Nhóm đối tượng buôn lậu như buôn bán ma túy,…
  • Đối tượng tham nhũng
  • Nhóm đối tượng muốn tránh thuế, những người giấu thu nhập của bản thân dù thu nhập đó là hợp pháp.

II. Hậu quả của hành vi rửa tiền

Tại sao việc rửa tiền lại bị cấm ở các quốc gia, chắc chắn hậu quả của việc rửa tiền sẽ phải ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Vậy đâu là những hậu quả của hành vi rửa tiền gây ra?

1. Gián đoạn sự ổn định nền kinh tế

Rửa tiền không những phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế mà còn để lại mối nguy hiểm cho toàn bộ nền kinh tế. Rửa tiền gây ảnh hưởng đến từng cá thể trong nền kinh tế đặc biệt là các nước mới phát triển. Thậm chí nó còn có thể tàn phá nền kinh tế của một đất nước thông qua việc hợp pháp hóa những nguồn tài sản bất chính.

2. Thị trường tài chính – tiền tệ gặp nhiều bất ổn

Rửa tiền tạo ra sự lưu chuyển của các nguồn tiền tệ trong thế giới ngầm, sinh ra sự đột biến trong nhu cầu tiền tệ và sự không ổn định trong lãi suất. Vậy nên thị trường tài chính sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

3. Kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực

Rửa tiền tạo ra những tác động tiêu cực tới xu hướng đầu tư. Tiền có nguồn gốc không rõ ràng sẽ được đầu tư vào tài sản nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản. Những hoạt động giao dịch ngầm này có thể làm suy giảm hiệu quả kinh tế của giao dịch hợp pháp trên thị trường. 

4. Hệ thống tài chính bị “lũng đoạn”

Hệ thống tài chính có thể bị thao túng và nắm thóp bởi một nhóm tội phạm. Rửa tiền khiến ngân hàng mất uy tín, giảm chất lượng,..từ đó mất cân bằng cơ cấu nguồn vốn của hệ thống tài chính.

III. Rửa tiền sẽ bị xử lý như thế nào?

Rửa tiền sẽ bị phạt từ 5 đến 15 năm tù tùy thuộc vào hành vi

Tội rửa tiền sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể được quy định tại Điều 325 bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

1. Với cá nhân

Cá nhân có hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình vị theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 tại điều 324:

Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thực hiện các hành vi rửa tiền
Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện rửa tiền;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tiền, tài sản phạm tội có trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
  • Tái phạm có tính chất nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt từ 10 đến 15 năm:

  • Tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia.

Bên cạnh đó người có ý định rửa tiền cũng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Một số hình phạt bổ xung cũng được áp dụng với người có hành vi rửa tiền là:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
  • Cấm hành nghề hoặc đảm nhận các công việc liên quan từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần/toàn bộ tài sản.

2. Với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6, Điều 324 Bộ Luật hình sự, cụ thể:

  • Pháp nhân phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
  • Với pháp nhân thương mại, mức phạt tiền có thể từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ với mục đích phạm tội sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về rửa tiền là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về hành vi rửa tiền. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Related Posts